Đà Nẵng xây dựng thêm 3 nhà máy nước sạch và bãi rác mới

Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã cho biết như trên trong buổi đi thị sát bãi rác Khánh Sơn và nhà máy nước Cầu Đỏ sáng 17-5.

da-nang-xay-dung-them-3-nha-may-nuoc-sach-va-bai-rac-moi
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (ngoài cùng bên trái) đi thị sát ở bãi rác Khánh Sơn và xem bản đồ quy hoạch bãi rác mới sẽ xây dựng trong năm 2017 – Ảnh: Đ. Nam
Xem thêm: Sản phẩm bình tích áp varem
Sáng 17-5, tại buổi làm việc và đi thực tế tại bãi rác Khánh Sơn (Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng), Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh khẳng định: trong năm 2017, toàn bộ rác thải của Đà Nẵng sẽ được tập trung đưa về xử lý tại bãi rác mới nằm ở xã Hòa Sơn huyện Hòa Vang.
Bãi rác Khánh Sơn hiện tại sẽ đóng cửa vĩnh viễn.
Ngoài ra TP đang kêu gọi đầu tư thêm 2 nhà náy cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng trong nay mai.
Bãi rác: đã khắc phục được ô nhiễm
Báo cáo với lãnh đạo TP Đà Nẵng, đại diện công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng cho biết sau một thời gian bị người dân phản ứng do ô nhiễm, đặc biệt là sau chuyến đi thị sát của đích thân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh, đơn vị đã tập trung công nghệ để xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường.
Cụ thể là đơn vị đã cho trải bạt HDPE cho hơn 5.500m2 nhằm che kín toàn bộ rác thải đang được tập kết lộ thiên tại đây, đầu tư xây dựng 3 hệ thống xử lý chất thải hầm cầu bằng công nghệ lắng lọc với công suất tiếp nhận đến 80 tấn/ngày.
Tổng đầu tư cho toàn bộ việc xử lý ô nhiễm tại bãi rác Khánh Sơn là hơn 6 tỉ đồng.
Ngoài ra để hỗ trợ cho người dân sống quanh khu vực bãi rác Khánh Sơn, phía UBND quận Liên Chiểu cũng đã hỗ trợ nguồn nước sạch cho hơn 1.700 nhân khẩu cũng như giúp tầm soát ung thư cho hơn 322 người.
Ghi nhận tại hiện trường cho thấy mùi hôi cũng như nước thải rò rỉ từ các bãi rác ra môi trường xung quanh đã cơ bản được khắc phục.
Theo phó chủ tịch TP Đà Nẵng ông Nguyễn Ngọc Tuấn: hiện chính quyền TP đã chuẩn bị sẵn 100 ha đất tại xã Hòa Sơn để kêu gọi các nhà đầu tư vào tham gia xây dựng bãi rác mới thay thế cho bãi rác Khánh Sơn.
Theo đó bãi rác mới sẽ phải được sử dụng công nghệ xử lý rác hiện đại theo hướng không chôn lấp mà “có đến 90% rác thải sẽ được xử lý tái chế trở lại, 10% còn lại là chôn lấp mà thôi. Đây sẽ là một trong những dự án đầu tư mà Đà Nẵng ưu tiên kêu gọi trong năm 2017”, ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, để đầu tư xây dựng tại đây một khu liên hợp xử lý rác thải theo công nghệ hiện đại như mong muốn thì phía TP sẽ tính toán lại đơn giá lệ phí rác.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh: “Thành phố sẽ điều chỉnh đơn giá thu gom rác theo hướng tăng lên để kích thích các nhà đầu tư vào tham gia, tất nhiên sẽ nghiên cứu để có chính sách thu phí hợp lý cho từng đối tượng”.
da-nang-xay-dung-them-3-nha-may-nuoc-sach-va-bai-rac-moi-2
Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (giữa) trao đổi với lãnh đạo nhà máy nước Đà Nẵng – Ảnh: Đ. Nam
Thêm 2 nhà máy cấp nước sạch cho dân
Cũng trong sáng 17-5, Bí thư Đà Nẵng cũng đã đi thị sát nhà máy bơm công nghiệp Cầu Đỏ. Đây là đơn vị cung ứng nước sạch chủ lục cho gần 1 triệu dân TP nhưng nhà máy này liên tục phải đối mặt với thiếu nước và nhiễm mặt trong suốt thời gian qua.
Theo ông Nguyễn Trường Ảnh – giám đốc công ty cấp nước Đà Nẵng, từ khi các nhà máy thủy điện phía thượng nguồn chặn dòng phát điện thì nhà máy nước Cầu Đỏ liên tục rơi vào tình cảnh bị nhiễm mặn…
Đặc biệt, kể từ khi thủy điện ĐăkMi 4 đi vào vận hành (năm 2012) thì mỗi năm, có đến 131 ngày nguồn nước cung ứng cho nhà máy này bị nhiễm mặn với độ mặn lên đến 13.568mg/l.
Riêng trong 5 tháng đầu năm nay có đến 82 ngày bị nhiễm mặn, buộc phải bơm nước từ nơi khác về xử lý tốn gần 3 tỉ đồng.
Từ thực tế đáng báo động đó, ông Ảnh kiến nghị TP khẩn trương cho xây dựng thêm đập ngăn mặn phía hạ lưu nhà máy để ngăn không cho nước mặn xâm nhập vào khu vực thu nước của nhà máy cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng 2 nhà máy nước Hòa Trung và Hòa Liên.
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Anh cho biết sắp tới TP sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào tham gia xây dựng nhà máy nước Hòa Trung với công suất dự kiến lên đến 15.000 m3/ngày.
Theo ông Anh, sẽ tốn khoảng 80 tỉ để đầu tư nhà máy này, tuy nhiên TP sẽ kêu gọi xã hội hóa và nhà máy này sẽ được đầu tư trong nay mai.
Riêng nhà máy nước Hòa Liên công suất 120.000 m3/ngày (tổng mức đầu tư khoảng 30 triệu USD) hiện phía TP đang đàm phán với Chính phủ Nhật Bản để họ tham gia đầu tư.
Dự kiến năm 2020, dự án này sẽ khởi công xây dựng. Khi các nhà máy này đi vào vận hành, đặc biệt là nhà máy nước Hòa Liên thì Đà Nẵng sẽ yên tâm về nguồn nước sạch.
Xem thêm: Bệnh tưa lưỡi

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »