Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu

Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu

Đỏ mặt sau khi uống rượu bia được các nhà khoa học coi là một “hội chứng” và đặt tên nó là “Hội chứng đỏ mặt châu Á” vì phần lớn “nạn nhân” của hội chứng này là người châu Á. Các nhà khoa học cảnh báo, đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Bệnh gan

Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và uống trong thời gian dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gan, đặc biệt là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau bụng, mệt mỏi.

  Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu - Ảnh 1

Người đỏ mặt khi uống rượu có thể mắc bệnh gan. Ảnh minh họa.

Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan… Đáng chú ý, đối với những người uống rượu thường đỏ mặt thì đấy có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Bệnh huyết áp cao

Những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có khả năng bị cao huyết áp hơn gấp 2,27 lần những người uống mà không đỏ mặt. Càng uống rượu bia nhiều, nguy cơ cao huyết áp càng tăng. Huyết áp cao do uống rượu bia là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau tim và đột quỵ vì chúng kéo giãn các mạch máu.

Ung thư thực quản

Giáo sư Philip J. Brooks thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về nghiện rượu và lạm dụng đồ uống có cồn đã khuyến cáo, những người uống rượu hay bị đỏ mặt là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Theo Giáo sư Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại – một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại.

Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt mang tính di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. Đặc biệt, những người có thể enzyme không hoạt động nếu uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.

Nguyên nhân đỏ mặt khi uống rượu

Rượu chứa chất ethanol, khi vào cơ thể ethanol sẽ khiến hoạt chất acetaldehyde tăng cao và tích tụ trong máu. Trong các hoạt chất chuyển hóa của rượu thì acetaldehyde độc hại nhất vì có khả năng gây đột biến ADN và gây ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản.

Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh ở một số người. Ngoài ra acetaldehyde cũng là thủ phạm gây ra những cơn nhức đầu vào buổi sáng sau mỗi trận “chè chén”.

  Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu - Ảnh 2

Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, mỗi người đều có mức độ phản ứng đối với nồng độ cồn trong máu khác nhau. Nồng độ cồn cao cũng sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể, khi đó đối với người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên.

Các mao mạch ở mắt hiện rõ màu đỏ. Việc giãn mao mạch này cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Dưới đây là những sai lầm khi uống rượu:

1. Không ngủ ngay lập tức

Đi ngủ sau khi uống rượu say sẽ khiến cho sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị chậm lại, không tốt cho gan, dễ dẫn đến viêm gan do rượu.

Sau khi uống rượu bạn nên lấy nước lạnh rửa mặt, sau đó ngồi nghỉ ngơi một lúc. Nếu bạn quá buồn ngủ thì cần có người thân bên cạnh để đánh thức bạn 2h/ lần, mỗi lần thức dậy đừng quên uống chút nước, cho đến khi tỉnh hẳn.

2. Không uống thuốc giã rượu

Thuốc giã rượu có thể tạm thời khiến cơ thể thoát khỏi tình trạng say rượu, nhưng thực tế nó khiến cho thời gian say kéo dài hơn.

Vì lẽ đó nên bạn nên uống nhiều nước, ngoài ra, còn có thể uống “nước thể thao” để bổ sung chất điện giải.

3. Không uống nhiều cà phê, trà và nước có ga

Sau khi uống rượu không uống cà phê, để tránh tình trạng mất nước gia tăng; cũng không nên uống trà, trà sẽ khiến tim hưng phấn, không tốt cho thận; không nên uống nước có ga, nếu không sẽ tăng nguy cơ hấp thụ rượu trong cơ thể, không tốt cho thận, dễ dẫn đến viên dạ dày cấp tính.

4. Không uống thuốc hạ sốt

Rượu thường gây phản ứng hóa học với phần lớn các loại thuốc. Đặc biệt, người uống rượu xong không được dùng thuốc hạ sốt, nếu không Hydroxyphenyl acetamit trong thuốc phản ứng với rượu sẽ sản sinh các chất độc hại, dẫn đến viêm thận , thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn. Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp cũng không nên sử dụng sau khi uống rượu.

5. Không tắm ngay

Dù nước nóng hay lạnh. Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, khiến cho tình trạng say sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Tắm nước lạnh thì cơ thể không những không thể tỉnh, nó còn khiến gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, lại thêm bị kích thích bởi nước lạnh, khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh.

Trọng Thắng


Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu

Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu

Đỏ mặt sau khi uống rượu bia được các nhà khoa học coi là một “hội chứng” và đặt tên nó là “Hội chứng đỏ mặt châu Á” vì phần lớn “nạn nhân” của hội chứng này là người châu Á. Các nhà khoa học cảnh báo, đây cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Bệnh gan

Gan là bộ phận bị tác động nhiều nhất bởi bia rượu làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và uống trong thời gian dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gan, đặc biệt là bệnh xơ gan mãn tính. Dấu hiệu của bệnh này là buồn nôn, sưng khớp, đau bụng, mệt mỏi.

  Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu - Ảnh 1

Người đỏ mặt khi uống rượu có thể mắc bệnh gan. Ảnh minh họa.

Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Bệnh nhân xơ gan thường tử vong do các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy kiệt nặng, ung thư gan… Đáng chú ý, đối với những người uống rượu thường đỏ mặt thì đấy có thể là dấu hiệu của bệnh gan.

Bệnh huyết áp cao

Những người thường bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có khả năng bị cao huyết áp hơn gấp 2,27 lần những người uống mà không đỏ mặt. Càng uống rượu bia nhiều, nguy cơ cao huyết áp càng tăng. Huyết áp cao do uống rượu bia là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau tim và đột quỵ vì chúng kéo giãn các mạch máu.

Ung thư thực quản

Giáo sư Philip J. Brooks thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Mỹ về nghiện rượu và lạm dụng đồ uống có cồn đã khuyến cáo, những người uống rượu hay bị đỏ mặt là dấu hiệu của nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Theo Giáo sư Brooks, nhờ có enzyme trong gan, rượu sẽ được chuyển hóa từ hóa chất acetaldehyde mang tính độc hại – một dạng có thể gây ung thư sang chất acetate vô hại.

Những người có phản ứng đỏ bừng mặt có sự thiếu hụt mang tính di truyền enzyme chuyển hóa rượu ALDH2, có thể dẫn đến sự tích tụ các chất acetaldehyde độc hại. Đặc biệt, những người có thể enzyme không hoạt động nếu uống 33 ly rượu (594ml) mỗi tuần sẽ có nguy cơ ung thư thực quản cao gấp 89 lần những người không uống.

Nguyên nhân đỏ mặt khi uống rượu

Rượu chứa chất ethanol, khi vào cơ thể ethanol sẽ khiến hoạt chất acetaldehyde tăng cao và tích tụ trong máu. Trong các hoạt chất chuyển hóa của rượu thì acetaldehyde độc hại nhất vì có khả năng gây đột biến ADN và gây ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản.

Khi acetaldehyde tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng, đỏ mặt, nôn mửa và tim đập nhanh ở một số người. Ngoài ra acetaldehyde cũng là thủ phạm gây ra những cơn nhức đầu vào buổi sáng sau mỗi trận “chè chén”.

  Giật mình với các bệnh nguy hiểm ở người đỏ mặt khi uống rượu - Ảnh 2

Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, mỗi người đều có mức độ phản ứng đối với nồng độ cồn trong máu khác nhau. Nồng độ cồn cao cũng sẽ làm mao mạch giãn trên toàn cơ thể, khi đó đối với người có ngưỡng đáp ứng thấp, những nơi tập trung mao mạch dễ thấy như mắt và các vùng da mỏng như mặt, cổ, lưng, mắt… dễ bị đỏ lên.

Các mao mạch ở mắt hiện rõ màu đỏ. Việc giãn mao mạch này cũng là một tín hiệu để người uống bia rượu biết dừng đúng lúc. Các nhà khoa học cũng cảnh báo, việc đỏ mặt sau khi uống rượu bia cũng là dấu hiệu tiềm ẩn bệnh tật.

Dưới đây là những sai lầm khi uống rượu:

1. Không ngủ ngay lập tức

Đi ngủ sau khi uống rượu say sẽ khiến cho sự trao đổi chất của cơ thể sẽ bị chậm lại, không tốt cho gan, dễ dẫn đến viêm gan do rượu.

Sau khi uống rượu bạn nên lấy nước lạnh rửa mặt, sau đó ngồi nghỉ ngơi một lúc. Nếu bạn quá buồn ngủ thì cần có người thân bên cạnh để đánh thức bạn 2h/ lần, mỗi lần thức dậy đừng quên uống chút nước, cho đến khi tỉnh hẳn.

2. Không uống thuốc giã rượu

Thuốc giã rượu có thể tạm thời khiến cơ thể thoát khỏi tình trạng say rượu, nhưng thực tế nó khiến cho thời gian say kéo dài hơn.

Vì lẽ đó nên bạn nên uống nhiều nước, ngoài ra, còn có thể uống “nước thể thao” để bổ sung chất điện giải.

3. Không uống nhiều cà phê, trà và nước có ga

Sau khi uống rượu không uống cà phê, để tránh tình trạng mất nước gia tăng; cũng không nên uống trà, trà sẽ khiến tim hưng phấn, không tốt cho thận; không nên uống nước có ga, nếu không sẽ tăng nguy cơ hấp thụ rượu trong cơ thể, không tốt cho thận, dễ dẫn đến viên dạ dày cấp tính.

4. Không uống thuốc hạ sốt

Rượu thường gây phản ứng hóa học với phần lớn các loại thuốc. Đặc biệt, người uống rượu xong không được dùng thuốc hạ sốt, nếu không Hydroxyphenyl acetamit trong thuốc phản ứng với rượu sẽ sản sinh các chất độc hại, dẫn đến viêm thận , thậm chí gây tổn thương vĩnh viễn. Ngoài ra, các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp cũng không nên sử dụng sau khi uống rượu.

5. Không tắm ngay

Dù nước nóng hay lạnh. Tắm nước nóng sẽ khiến cho nhiệt độ tập trung trong cơ thể không tản ra được, khiến cho tình trạng say sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, thậm chí đau đầu, chóng mặt, choáng váng. Tắm nước lạnh thì cơ thể không những không thể tỉnh, nó còn khiến gan không kịp bổ sung lượng đường gluco tiêu hao trong máu, lại thêm bị kích thích bởi nước lạnh, khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh.

Trọng Thắng


10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015

10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015

Năm 2015 đã qua đi với nhiều sự kiện xảy ra, trong đó những sự kiện sức khỏe nổi bật trong năm qua cũng đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận, cùng điểm lại 10 sự kiện sức khỏe nổi bật trong năm 2015.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 1

Điểm nhấn của ngành y tế năm 2015 có thể là tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 Pentaxim và 6 trong 1 Infarix Hexa lên tới đỉnh điểm, nhiều phụ huynh phải xếp hàng cả đêm để mua vắc xin, thậm chí chi hàng chục triệu đồng đưa con ra nước ngoài tiêm vắc xin.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 3

Trước tình trạng hỗn loạn, chen lấn tại điểm tiêm văcxin trên đường Lương Thế Vinh (Hà Nội) vào ngày 25/12, Bộ Y tế đã yêu cầu tạm dừng việc chích ngừa để lên kế hoạch cụ thể, tăng thêm bàn, hẹn giờ người dân.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 4

Sự kiện thứ hai chính là tiêm nhầm vắc xin cho 31 thai phụ ở Bắc Ninh. Vụ việc này gây chấn động nước ta trong năm 2015. Vào ngày 20/12, tại Trạm Y tế xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh xảy ra việc y sỹ Nguyễn Quyết Thắng - Phó trưởng trạm y tế đã tiêm nhầm vắc xin DPT (bạch hầu-ho gà-uốn ván) thay vì tiêm chủng vắc xin AT (uốn ván) cho 31 phụ nữ có thai do sai sót của cán bộ y tế.

Tuy không gây ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi, nhưng việc tiêm nhầm vắc xin cho 31 thai phụ là sai sót nghiêm trọng trong thực hành tiêm chủng.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 5

Đại dịch Ebola bùng phát giết chết hàng ngàn người, từ tháng 3/2014, các ổ dịch Ebola xuất hiện ở Tây Phi và nhanh chóng bùng phát trở thành đại dịch toàn cầu nguy hiểm nhất năm qua. Đến cuối năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận 28.637 ca mắc bệnh từ 6 nước là Liberia, Guinea, Sierra Leone, Nigeria, Mỹ và Mali, trong đó 11.315 trường hợp tử vong.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 6

Theo WHO, Ebola là bệnh do virus gây ra. Hầu hết các quốc gia có bệnh nhân mắc Ebola đã thoát khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, tháng 10/2015 virus Ebola hồi sinh trong cơ thể nữ y tá người Anh từng được chữa khỏi làm dấy lên lo ngại về khả năng tái phát bệnh khiến các nhà khoa học nhận định không thể chủ quan với dịch bệnh này.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 7

Diễn biến của dịch sốt xuất huyết phức tạp hơn do ảnh hưởng từ El Nino. Theo WHO, có 229 ca tử vong trên tổng số 746.000 trường hợp bị sốt xuất huyết kể từ đầu năm. Dịch bệnh này đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam Á với 142.227 người mắc bệnh, 441 người chết ở Philippines và 107.079 người mắc bệnh, 293 người chết ở Malaysia.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 8

Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam cũng diễn biến phức tạp,số ca mắc bệnh gia tăng ở hầu hết các tỉnh, thành phố.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 9

MERS-CoV hay còn gọi là Hội chứng hô hấp Trung Đông do virus giống SARS gây ra. Bắt đầu xuất hiện từ năm 2015, MERS-CoV nhanh chóng lây lan khắp 26 quốc gia, khiến 1.621 người mắc và ít nhất có 584 ca tử vong. Tất cả mọi người ở các lứa tuổi khác nhau đều có khả năng mắc MERS-CoV.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 10

Biểu hiện của bệnh, những người bị nhiễm MERS-CoV phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Các trường hợp này có thể nghiêm trọng, với khoảng 30% trong tất cả các trường hợp bị MERS được xác nhận đã dẫn đến tử vong. Một số trường hợp đã được báo cáo là nhẹ.

MERS-CoV đã được cho thấy là lan truyền giữa những người tiếp xúc gần gũi. Những người này gồm bất cứ ai chăm sóc cho người bệnh (gồm nhân viên y tế và thành viên trong gia đình) và bất cứ ai ở cùng chỗ với người đang bị bệnh (thí dụ, sống chung, đến thăm).

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 11

Năm 2015 cũng là năm ghi nhận nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, chỉ tính 10 tháng trong năm, cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.077 người mắc, 21 người tử vong. Trong số đó, riêng bếp ăn tập thể có 33 vụ, làm 2.302 người mắc, 2.268 người đi viện. Trong đó, có 70% vụ ngộ độc do cơ sở cung cấp thức ăn sẵn (đặt dịch vụ) không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình vận chuyển, bảo quản thức ăn và 30% do bếp ăn tại chỗ.

Chỉ tính riêng từ ngày 25/9 đến 25/10, cả nước liên tiếp xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 813 người mắc và đi viện, không có ca tử vong.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 12

Tình trạng khan hiếm máu nhóm A và nhóm O diễn ra trầm trọng, tại viện Huyết học truyền máu Trung ương đã có lúc chỉ còn 3 đơn vị nhóm máu A. Để đảm bảo nhu cầu này, các cuộc tiếp nhận máu được tổ chức liên tục, đều đặn khoảng 5-8 điểm hiến máu mỗi ngày.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 13

Chiều 19/6, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân Gia đình sửa đổi, chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên, được lập thành văn bản có công chứng và không được trái với các quy định trong pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 14

Tiếp đó, sự kiện được cộng đồng LGBT quan tâm, vỡ òa trong hạnh phúc đó là vào ngày 24/11, Quốc hội chính thức thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính và Bộ luật Dân sự (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017.

Những thay đổi đáng chú ý nằm ở phạm vi điều chỉnh và chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự; bảo vệ quyền dân sự; bồi thường thiệt hại; quyền thay đổi tên và xác định lại dân tộc; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, chuyển đổi giới tính.

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 15

Tháng 11, giáo sư Bùi Đức Phú – giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế được vinh danh là người Việt Nam đầu tiên ghép thành công tim nhân tạo tại lễ trao giải Global Award 2015. (Trong hình là vợ và con trai giáo sư Bùi Đức Phú nhận thay giải thưởng do ông đang tham dự hội nghị tim mạch tại Philippines).

  10 sự kiện sức khỏe nổi bật nhất trong năm 2015 - Ảnh 16

Giáo sư Bùi Đức Phú là một trong những người tiên phong đặt nền tảng cho lĩnh vực tim mạch tại Việt Nam. Năm 2012, lần đầu tiên vị giáo sư sinh năm 1956 đã thực hiện thành công việc thay tim từ một thi thể người chết cho một bệnh nhân tim. Bệnh nhân đó đến nay vẫn sống khỏe mạnh.

Lan Anh (T/h)