Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em hay gặp

Trẻ em là một trong những đối tượng thường xuyên mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch của cơ thể vẫn chưa hoàn thiện vì vậy mà thường bị lây nhiễm các loại virus. Theo các chuyên gia bác sỹ thì trẻ em thường mắc một số bệnh sau:
Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em hay gặp


a. Herpes simplex virus (HSV)

- Viêm lợi-miệng (gingivostomatitis) do nhiễm herpes nguyên phát sang thương là mụn nước mụn mủ quanh miệng, mụn nước và vết trợt trong miệng. Lợi bị phù nề, đỏ, dễ chảy máu, hình thành màng ở niêm mạc. Thường kèm sốt, trẻ bị kích thích.

- Sang thương mụn nước nhỏ tập trung thành đám trên nền hồng ban, có thể ở mặt, thân. Mụn nước vỡ đóng mài trong 5-7 ngày. Bệnh tự khỏi trong 10-14 ngày. Cần phân biệt với nhiễm enterovirus thường gây mụn nước, loét và chấm xuất huyết ở vòm khẩu cái cứng.

- Nhiễm herpes nguyên phát ở ngón tay (chín mé do herpes). Thường do HSV-1 trong khi HSV-2 thường gây nhiễm trùng sinh dục ở trẻ lớn và người lớn.

- Ở trẻ suy giảm miễn dịch hay có bệnh lý da khác (viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, bệnh bóng nước miễn dịch) HSV có thể lan tràn toàn bộ bề mặt da hay gây tổn thương nội tạng

- Điều trị triệu chứng: acyclovir 5mg/kg/4-6h trong 7 ngày.

b. Thủy đậu

- Bệnh nhẹ và tự giới hạn. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh và trẻ suy giảm miễn dịch bệnh có thể lan tỏa. Chủng ngừa làm giảm tỉ lệ mới mắc và biến chứng. Ủ bệnh 7-21 ngày. Trẻ sốt đau họng, biếng ăn và phát ban mụn nước lõm ở trung tâm rải rác toàn thân. Bóng nước có thể xuất hiện ở niêm mạc má và lợi.
Một số bệnh truyền nhiễm trẻ em hay gặp

- Bóng nước trong thượng bì lành không để sẹo, tuy nhiên vài bóng nước sâu, viêm và nhiễm trùng thứ phát lành để lại sẹo lõm hay sẹo phì đại.

- Điều trị bằng acyclovir, giảm ngứa và chườm mát. Kháng sinh nếu bội nhiễm.

c. Herpes zoster (Zona)

Tiền triệu: ngứa, bỏng rát. Mụn nước, bóng nước mọc thành chùm trên nền hồng ban, mụn nước có rốn lõm phân bố theo dermatome. Nếu sang thương lan rộng gợi ý trẻ bị suy giảm miễn dịch và có nhiều nguy cơ tổn thương nội tạng. Trẻ em < 2 tháng tuổi bị thủy đậu có nguy cơ bị zona sau này. Điều trị triệu chứng giống thủy đậu. Những trường hợp bệnh lan tỏa cần truyền acyclovir. Nếu có tổn thương mắt cần dùng kháng virus và theo dõi sát. Đau sau zona ít gặp ở trẻ em.

d. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là phát ban da tự giới hạn, do Coxsackie virus A16. Bệnh thường gặp vào mùa hè và mùa thu. Ủ bệnh 4-6 ngày. Triệu chứng: sốt nôn ói, đau họng, phát ban mụn nước 3-6mm màu xám, thành mỏng trên nền hồng ban hay da lành tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, cạnh bên bàn tay, bàn chân. Sang thương có thể lan rộng ra mông, thân, mặt, cánh tay và chân. Mụn nước vỡ nhanh để lại vết trợt bờ sắc trên nền hồng ban ở lưỡi, niêm mạc má, thành sau họng. Trong giai đoạn toàn phát trẻ sốt cao, tiêu chảy, đau họng, hạch cổ. Điều trị hỗ trợ, triệu chứng sẽ cải thiện trong 1 tuần.

2. Nhiễm trùng

a. Chốc
Bóng nước đóng mài mật ong. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè. Nguyên nhân Streptococcus tiêu huyết β nhóm A và Staphylococcus aureus hoặc phối hợp cả 2 tác nhân. Bệnh thường tự giới hạn, tuy nhiên bệnh có thể có biến chứng viêm mô tế bào, nhiễm trùng lan tỏa và lây lan.

Điều trị kháng sinh tại chỗ: bacitracin, mupirocin. Kháng sinh toàn thân dicloxacilin, cephalexin, amoxicillin-clavulanate, erythromycin

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »