Căn bệnh có hàng trăm biến chứng ngày càng nhiều người Việt mắc

Khốn khổ vì biến chứng

Bị tiểu đường 8 năm nay, bà Ngô Thị Mùi trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội phải khổ sở sống chung với căn bệnh này. Bà Mùi cho biết ăn kiêng, làm gì cũng ngó trước, nhìn sau không khổ bằng sống chung với biến chứng của nó.

Bệnh rất dễ gây lở loét da nên hầu như năm nào bà cũng phải vào viện vì một cái mụn, vì loét da và xuất hiện các vết trai ở chân.

  Căn bệnh có hàng trăm biến chứng ngày càng nhiều người Việt mắc - Ảnh 1

Bệnh rất dễ gây lở loét da nên hầu như năm nào bà cũng phải vào viện vì một cái mụn, vì loét da và xuất hiện các vết trai ở chân.

Bà Mùi cho biết không chỉ bị các biến chứng về da mà xương khớp cũng khổ. Bà đi khám ở đâu bác sĩ cũng cho biết xương khớp của bà chỉ còn 30 % so với người bình thường vì do biến chứng của bệnh tiểu đường.

Mỗi ngày Bệnh viện Nội tiết Trung ương có hàng chục bệnh nhân đến khám vì biến chứng về xương khớp, về da của bàn chân.

Hàng ngày, bàn chân phải chịu một khối lượng lớn trọng lực của toàn bộ cơ thể, vì thế có rất nhiều nguyên nhân gây nên các biến chứng ở bàn chân và các nguyên nhân này thường phối hợp với nhau làm cho bệnh càng trở nên trầm trọng.

Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh mạch máu ngoại vi và nhiễm trùng.

Nếu tổn thương mạch máu ngoại vi phối hợp với bệnh thần kinh ngoại vi sẽ làm vết thương khó liền sẹo, mặt khác, đường huyết cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Vì thế, vết thương có thể bị loét, nhiễm khuẩn, có thể tiến triển thành hoại tử nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Khi đó nguy cơ cắt cụt chi là rất cao.

Hãy bỏ qua từ ăn kiêng

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Cường – nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Nội tiết trung ương cho biết ông gặp rất nhiều bệnh nhân bị biến chứng do tiểu đường mà chủ yếu do người bệnh không biết cách chăm sóc cơ thể khi bị tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường luôn lo ngại biến chứng.

Bác sĩ Cường cho biết biến chứng loãng xương, thoái khớp và biến dạng về bàn chân, tổn thương thần kinh mất cơ chế bảo vệ làm bàn chân biến dạng hình thành các điểm tì khác.

Khi bị các bệnh xương khớp thì các bệnh đau xương khớp cản trở người ta trong vận động, bản thân cái đau cũng làm người ta đau đớn rồi nhưng bệnh nhân bị đái tháo đường thì biến chứng xương khớp cực kỳ khổ.

Nhiều người bị biến chứng thần kinh gây hoại tử xương, tổn thương như thế bàn chân biến dạng khi người ta đi bộ sẽ làm tổn thương thêm chân.

Biến chứng về da cũng khốn khổ không kém. Da thường nổi các đám hạt ngứa ngáy rất khó chịu, đường lên cao thì da rất rát như người bị bỏng, một trong những biến chứng về da của bệnh tiểu đường đó là biến chứng ở da như mụn bỏng, lở loét ở kẽ chân.

Theo vị chuyên gia này khi bị mắc bệnh về da ở người tiểu đường rất khó điều trị dứt điểm.

Để hạn chế các biến chứng của bệnh, bác sĩ Cường nhấn mạnh khi bị đái tháo đường, đường máu tăng nên cơ thể sẽ phụ thuộc vào mạch máu, thần kinh, tổn thương về miễn dịch, các tế bào miễn dịch sẽ giảm đi nên có các cơ chế tổn thương về da.

Khi bị đái tháo đường phải thường xuyên quan sát vệ sinh cơ thể chung đặc biệt da ở chân khi ngâm chân phải lau thật khô kể cả kẽ ngón chân không nên để da ẩm vì khi da ẩm dễ hình thành nên nấm.

Trên các da chân của người tiểu đường rất dễ tổn thương, hình thành các điểm tì đè bất thường, hình thành các trai chân gây loét da. Điều quan trọng phải điều trị đường máu thật tốt, quan tâm chăm sóc đường máu, để mạch máu luôn vận hành tốt

Người bệnh phải quan tâm đến dinh dưỡng, chế độ ăn kiêng nên loại bỏ ra khỏi đầu mà người bệnh phải thực hiện chế độ ăn phải khoa học làm sao để không tăng đường máu, thiếu đường máu và thiếu vi chất.

Chúng ta không nên loại bỏ hoàn các chất béo ra bữa ăn vì bỏ chất béo ra bữa ăn sẽ thiếu vitamin D hình thành nên các triệu chứng loãng xương.

Khi ăn chúng ta gia tăng các nguồn thức ăn từ sữa như thế chúng ta sẽ có nguồn bổ sung can xi giúp hỗ trợ các bệnh lý về xương của chúng ta tốt hơn.

Thứ 2 vấn đề về thuốc nếu điều trị đái tháo đường tốt không đi tiểu nhiều, không bị mất canxi ion qua nước tiểu nhiều sẽ không bị loãng xương. Khi gặp các khó khăn về vận động, người bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Theo Trí Thức Trẻ


Share this

Related Posts

Previous
Next Post »