Giá thép trên thị trường đã giảm nhẹ

Ngày 24/3, sau 2 ngày Bộ Công Thương áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài, tại các cửa hàng sắt thép Hà Nội, giá thép hiện đã giảm, tuy nhiên mức giảm là không nhiều.

Theo đại diện cửa hàng sat xay dung Tiến Đức trên đường Đê La Thành, giá thép cây phi 16 hiện bán ở mức khoảng 12,5 triệu đồng/cây, giảm nhẹ khoảng 100.000 đồng/cây so với thời điểm cách đây 3 ngày. Còn giá thép cuộn tròn dao động ở mức 12,6 – 12,8 triệu đồng/tấn, cũng giảm nhẹ khoảng 200.000 – 300.00đồng/tấn.

Tại nhiều cửa hàng trên đường Đê La Thành, một số chủ hàng cho biết, gia sat thep xay dung đã giảm nhẹ từ khoảng 1 – 2 ngày gần đây. Các chủ hàng này cũng không bình luận gì về lý do giá thép giảm.



Nhiều chủ thầu các công trình xây dựng cũng đang băn khoăn liệu có nên mua thép vào thời điểm này hay sẽ tiếp tục chờ đợi. Anh Nguyễn Công Toàn, chuyên nhận các công trình xây dựng dân sinh cho biết, dự toán xây dựng phần thô hiện tại cho một căn nhà khoảng 50m2 có giá 500 triệu đồng với giá thép 12,5 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, anh Toàn băn khoăn không biết, sang tháng 4, giá thép có tiếp tục giảm như dự báo của các cơ quan chức năng hay không.

Trước đó, giá thép phi 10-12 vào ngày 18/3 khoảng từ 11,9-12,3 triệu đồng/tấn, thép cây phi 16 khoảng 12,6 triệu đồng/tấn; giá thép cuộn dao động từ 12,8 – 13,2 triệu đồng/tấn. Nhiều ý kiến cho rằng, giữa doanh nghiệp và các đại lý đang bắt tay nhau để thao túng, găm hàng ép giá người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt nam cho rằng, giá thép tăng trong thời điểm tuần trước có nhiều nguyên nhân. Một phần do giá nguyên liệu thép trên thế giới đang trên đà tăng mạnh, nhu cầu xây dựng trong nước cũng tăng cao, nên giá thép nhích lên là điều dễ hiểu. Việc cho rằng các doanh nghiệp và đại lý đầu cơ, tích trữ hàng để đẩy giá bán là chưa xác đáng.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Bộ Công Thương cho hay, khi xem xét mức độ tập trung trên thị trường, mức độ tồn kho hàng hoá và tỷ lệ sử dụng công suất toàn ngành hiện nay, khả năng các doanh nghiệp thép lợi dụng chính sách thuế tự vệ để chi phối thị trường và tăng giá quá mức gây thiệt hại cho người tiêu dùng là khó xảy ra.

Đối với các ý kiến cho rằng, khoảng thời gian 15 ngày chờ Quyết định áp thuế tự vệ có hiệu lực, để các doanh nghiệp tranh thủ nhập khẩu, đầu cơ tích trữ hàng, Bộ Công Thương cho rằng, ý kiến này là chưa thỏa đáng vì thời gian này không đủ để hàng hoá có thể được bốc xếp tại cảng đi ở nước ngoài và kịp làm thủ tục thông quan tại cảng đến ở Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cho hay, với lượng tồn kho lớn của các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay và việc ngành thép của Việt Nam đang hoạt động ở mức khoảng 50% công suất thiết kế (có thể dễ dàng gia tăng sản lượng khi thị trường có tín hiệu tích cực), hiện tượng tăng giá này sẽ sớm chấm dứt.

Kết quả thẩm tra các doanh nghiệp của Bộ Công Thương cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước đều chịu thiệt hại nghiêm trọng từ việc giá bán phôi thép Trung Quốc sụt giảm nhanh chóng trong thời gian gần đây, nhất là trong năm 2015 (giảm 27%). Các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận và công suất sử dụng của ngành sản xuất phôi thép trong nước đều sụt giảm mạnh, tồn kho gia tăng trong năm 2015.

Những doanh nghiệp chỉ sản xuất phôi hầu như đã phải dừng lò hoặc hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng lớn đến lực lượng lao động trong ngành. Trong đó, công ty thép Việt Trung (công suất 500.000 tấn/năm) đã phải dừng sản xuất, có nguy cơ phải đóng cửa mặc dù mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 2014.

Căn cứ trên các số liệu về lượng nhập khẩu phôi thép gia tăng đột biến, cơ quan điều tra đã tính toán và chứng minh có hiện tượng ép giá và kìm giá của phôi thép nhập khẩu đối với hàng hóa trong nước.

Như vậy có thể thấy, để bảo vệ sản xuất trong nước, Quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời được đưa ra dựa trên kết luận điều tra và thẩm tra tại chỗ, phù hợp với các quy định của WTO và pháp luật Việt Nam…/.

http://giasatthepxaydungtot.vn/gia-sat-thep.html

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »